Yến sào & cách xác định chất lượng của tổ yến sào

Cách nào để xác định chất lượng của tổ yến sào?

Nhu cầu tiêu thụ yến sào rất lớn dẫn đến tình trạng pha trộn và làm giả yến sào ngày càng phổ biến. Những người làm giả yến sào thường pha trộn thêm các tạp chất như da cá, nấm, tảo,… để tăng trọng lượng, hay sử dụng các loại thuốc nhuộm tự nhiên như karayagum, tảo đỏ hoặc nấm Tremella để nhuộm đỏ các loại yến sào màu trắng nhằm làm giả loại yến sào có giá rất cao là Yến Huyết. Nhiều quy trình sản xuất yến sào có bổ sung các chất bảo quản như axit boric, kali sulfite dioxide lưu huỳnh, sử dụng hydrogen peroxide để tẩy trắng yến. Đường, muối, và bột ngọt được thêm vào để tạo hương vị. Gluten, nấm trắng, thạch, da động vật và cao su tổng hợp thường được sử dụng để tạo hình dạng yến sào. Do đó các thương hiệu yến có uy tín thường phải kiểm định chất lượng của tổ yến thô trước khi đem chế biến thành phẩm. Một phương pháp đơn giản là đo quang phổ hồng ngoại chuyển đổi chuỗi Fourier (FTIR – Fourier Transform Infrared). Phổ IR xác định các liên kết cộng hóa trị hóa học, tạo ra một “dấu vân tay” phân tử của các hợp chất hóa học. Dấu vân tay này có thể được sử dụng để xác định và định lượng chất hóa học có trong một mẫu. Sự khác biệt trên phổ đồ IR giúp ta phân biệt yến sào nguyên chất và yến sào đã bị pha trộn.

Xem thêm  Tiểu đường ăn táo được không?

Ngoài ra còn một phương pháp khác là thủy phân protein trong yến sào và xác định hàm lượng amino acid rồi đối chiếu với một mẫu yến sào nguyên chất.

giá tổ yến thô khanh hoa nguyên chất 50 gram là bao nhiêu?
Tổ yến thô cam kết nguyên chất 100% chính gốc Khánh Hòa tại cửa hàng yến sào Yến Tốt Tphcm. Hotline/Zalo 0906397772

Có phải tổ yến nào cũng giống nhau không?

Là một món quà quý giá từ thiên nhiên cho công dụng bồi bổ sức khỏe, tổ yến nhận được sự ưu ái và yêu thích của nhiều người tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ để lựa chọn cho mình những sản phẩm chất lượng. Theo các chuyên gia, tùy theo màu sắc và thời điểm thu hoạch tổ yến mà người ta chia thành các loại như:

  • Mao yến: được lấy lúc yến bắt đầu đẻ trứng, có màu tro trắng và còn lẫn nhiều lông yến.
  • Bạch yến: sau khi tổ đầu tiên bị lấy mất, chim yến làm lại tổ thứ hai có màu trắng tinh và lẫn ít lông hơn, đó là bạch yến (hay còn gọi là quan yến).
  • Huyết yến: Đây là loại tổ yến có màu đỏ tươi và là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại tổ yến này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới. Có nhiều tranh cãi về việc tại sao tổ yến lại có màu đỏ. Quan niệm dân gian cho rằng màu đỏ của Yến Huyết là do trong quá trình làm tổ, chim yến không tiết đủ nước bọt nên đã dùng máu của chính nó để trộn lẫn với nước bọt xây tổ. Tuy nhiên quan niệm hiện đại cho rằng nhiều khả năng màu đỏ được tạo thành bởi các phản ứng hóa học của các khoáng chất từ vách đá ngấm vào tổ yến.
  • Hồng yến: Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
Xem thêm  Bầu ăn yến chưng được không?
giá tổ yến thô
Tổ yến thô nguyên chất chính gốc Khánh hòa tại Tphcm bán tại Yến Sào Yến Tốt. Tai yến to – đều – đẹp. Tổ già giàu chất dinh dưỡng

Chim yến làm tổ như thế nào?

Có nhiều loại chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng khác nhau: một số làm tổ bằng lông, một số khác làm tổ bẳng cỏ hay rơm rạ, chỉ có hai loại yến là Aerodramus fuciphagus và Aerodramus maximus làm tổ bằng nước bọt, và chỉ có loại tổ này là có thể sử dụng làm thực phẩm. Chim yến bắt đầu làm tổ vào mùa sinh sản (từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5), tổ được làm trong khoảng 33 – 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá (hay tường, xà nhà). Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến bện vào nhau.

Sau khi làm tổ xong, chim yến bắt đầu giao phối và để trứng, chim yến thường đẻ 2 trứng, cách nhau 1 – 4 ngày. Trứng nở sau 22 – 26 ngày, chim con rời tổ khi khoảng khoảng 40 – 45 ngày tuổi. Trong suốt quãng thời gian này, cả chim bố và chim mẹ thay nhau ấp trứng và kiếm mồi nuôi con.

Dựa vào đặc tính làm tổ và sinh sản của chim yến, người ta thường thu hoạch tổ yến vào một trong 3 thời điểm:

  • Khi chim yến vừa làm tổ xong, chưa kịp đẻ trứng. Tổ thu hoạch lúc này thường nhỏ hơn những lúc khác do sau khi đã đẻ trứng chim yến vẫn tiếp tục xây tổ dày thêm. Khi chim yến chưa kịp đẻ trứng mà phát hiện ra mất tổ sẽ lập tức xây lại tổ mới.
  • Khi chim yến đã đẻ trứng nhưng trứng chưa kịp nở. Tổ yến thu hoạch lúc này lớn hơn, ít tạp chất, nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng của chim yến cho trứng không nở được.
  • Khi chim non đã rời tổ. Phương pháp này giúp bảo vệ số lượng chim yến và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống của chim yến, vì chim non đã rời tổ có thể tiếp tục nhân giống, còn chim bố mẹ vào mùa sinh sản sau sẽ xây lại tổ mới. Tổ yến thu hoạch bằng phương pháp này có khối lượng lớn nhất, tuy nhiên thường lẫn nhiều tạp chất như lông, phân, do chim non đã lớn lên trong tổ yến.
Xem thêm  Cách bảo quản yến đã chưng được lâu và giữ nguyên vị
Tổ yến thô nguyên chất tphcm
Tổ yến thô nguyên chất chính gốc Khánh Hòa bán tại cửa hàng yến sào Yến Tốt Tphcm

Yến Tốt – Yến Khánh Hòa chất lượng chính gốc!

📞 Hotline/zalo: 090.639.7772 hoặc 0938 524 088

Yến Tốt kính chào quý khách ;
Liên hệ Yến Tốt
Liên hệ Yến Tốt